top of page

I'm a title. Click here to edit me

ONSEN

Tiểu ban truyền thông JPC FTU (tổng hợp)

 

O

nsen (温泉), trong ngôn ngữ Nhật Bản là một thuật ngữ chỉ "suối nước nóng”, mặc dù thuật ngữ này thường dùng để chỉ nhựng nơi để tắm và nghỉ chân quanh suối nước nóng. Nhật Bản là quốc gia có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất thế giới, và cũng chính vì thế mà quốc gia này có hàng ngàn Onsen rải rác suốt chiều dài đất nước. Onsen theo truyền thống được sử dụng như một nhà tắm công cộng. Ngày nay, nó đã được nhà nước quan tâm phát triển như một điểm nổi bật trong ngành du lịch.

Onsen có nhiều dạng khác nhau, có thể ở ngoài trời (露天風呂 hay 野天風呂- rotenburo hay notenburo) hay trong nhà tắm. Quản lí các Onsen này có thể là tư nhân hoặc nhà nước, và thường người ta phát triển thành những khách sạn, Ryokan hoặc Minshuku.

Onsen là một điểm nổi bật trong ngành du lịch Nhật Bản, thường xuất hiện ở miền quê. Thế nhưng, ngày nay vẫn có những Onsen được thành lập ngay trong lòng các thành phố lớn, đông đúc dân cư. Onsen là nơi thu hút những cặp vợ chồng Nhật Bản, những gia đình hay đồng nghiệp trong một công ty mong muốn tìm một nơi nghỉ ngơi, tránh xa chốn đô thị phồn hoa. 

Để nhận biết nơi nào có Onsen, người ta thường dùng kí hiệu ♨ hoặc sử sụng chữ kanji 湯 (yu, nghĩa là “nước nóng”). Đôi khi, họ dùng kí tự Hiragana ゆ (yu) để đơn giản hoá, giúp trẻ em cũng có thể hiểu được.

Roten-Büro (Onsen ngoài trời) ở Nakanoshima ,Nachikatsuura, WakayamaTheo truyền thống, Onsen thường nằm ngoài trời, mặc dù hiện nay phần lớn người ta xây dựng chúng trong nhà. Onsen theo định nghĩa nguyên thuỷ sử dụng nước nóng tự nhiên từ các suối nước nón. Vậy nên, cần phân biệt Onsen với Sento, nhà tắm công cộng trong nhà với những vòi nước máy nóng. Về mặt hoá học, Onsen đủ chuẩn phải có ít nhất một trong 19 nguyên tố hoá học được chỉ định sẵn, trong đó bao gồm radon và acid chuyển hoá. Nó phải nóng khoảng 25 độ C trước khi được đun nóng lại. Tính chất địa lí của từng vùng khác nhau sẽ dẫn đến nhiệt độ của các suối nước nóng khác nhau. 

Nước nóng Onsen có tác dụng chữa bệnh rất tốt do thành phần hoá học của nó. Các bồn tắm ngoài trời thường được làm từ cây bách Nhật Bản, đá cẩm thạch hoặc đá Granite, trong khi các bồn tắm trong nhà được làm bằng nói, kính acrylic hoặc thép không gỉ. Ngoài dịch vụ tắm nước nóng, người ta còn có thể có thêm dịch vụ massage.

Theo truyền thống, nam giới và nữ giới sẽ cùng tắm chung với nhau ở Onsen cũng như Sento, thế nhưng việc phân chia phòng tắm nam và nữ theo phương Tây đã được thực hiện trong thời kì Minh Trị (Meiji). Phòng tắm hỗn hợp nam-nữ chỉ còn tồn tại rải rác ở một số miền quê hẻo lánh Nhật Bản. Tuy nhiên, tại những vùng ấy, người ta cũng phân chia giờ tắm dành cho phụ nữ và đàn ông. Nói chung, tình trạng tắm chung đã không còn xuất hiện nữa.Dĩ nhiên, vẫn có một ngoại lệ.Nếu là trẻ em, thì bạn sẽ được thoải mái chọn tắm trong khu vực đàn ông hay phụ nữ
 

Thông thường, người ta thường đi tắm suối nước nóng Onsen với đồng nghiệp, bạn bè, người yêu hoặc gia đình.

Điều trị với onsen:

Những ngọn núi lửa đang hoạt động của Nhật Bản đã cung cấp một nguồn suối nước nóng dồi dào. Suối nước nóng Onsen bản chất có nhiều khoáng chất và một số chất hoá học khác có tác dụng chữa bệnh. Và từng vùng núi lửa khác nhau sẽ có những loại Onsen khác nhau. Người Nhật Bản tin rằng khi ngâm mình trong suối nước nóng sẽ chữa được các bệnh như đau lưng, nhức mỏi, các chứng bệnh đau khớp, bệnh da liễu, tiểu đường, táo bón, rối loạn kinh nguyệt,…

Nhiễm trùng:

Có hàng ngàn người Nhật tắm tại các Onsen mỗi năm, nên có một số tác dụng phụ. Có chuyên gia cho rằng điều kiện ẩm ướt đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn truyền nhiễm. Chính vì nguyên nhân trên mà các Onsen đã khuyến cáo, thậm chí ngăn cấm không cho những người bị lở loét hay trên người có bất kì vết thương hở nào được tắm để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy đến.

 

Phân biệt đối xử:

Trong một vài thập niên gần đây, đã có sự cố không cho phép người nước ngoài được tắm tại các Onsen và Sento do các hành vi lạm dụng của họ cũng như sự thiếu ý thức không tuân theo nghi thức truyền thống, gây hư hại cho các chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong số hàng ngàn Onsen tồn tại ở Nhật Bản, chỉ có ba đã được báo cáo là có hành vi phân biệt đối xử đối với du khách nước ngoài mà thôi.

 

Nguồn: Internet

bottom of page